You are not connected. Please login or register

Chia s?

  

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down   Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Tổng số bài gửi :
148
:
Age :
30
:
Đến từ :
QN
:
Humor Humor :
cai gi day..?
:
p_love_t

p_love_t

Thành Viên Thân Thiết
Thành Viên Thân Thiết

Bài gửiTiêu đề: Game online và những tác động tiêu cực đến giới trẻ Game online và những tác động tiêu cực đến giới trẻ EmptyThu May 10, 2012 9:30 am 1


Cho Ði?m Ch? Ð? Này
Sức hút của game online đang lan nhanh vào các trường học khiến không ít học trò tìm mọi cách trốn học chơi game. Việc nghiện game đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách và lối sống của giới trẻ khiến chúng ta không thể không lo lắng về tình trạng bạo lực trong xã hội, đặc biệt phát sinh từ chính nhữQuên ăn, quên ngủ vì… game.

Những ngày hè, thời tiết nóng bức nhưng đến bất kỳ quán nét nào cũng đông nghịt khách, và phải đến 95% số khách đó là học sinh và sinh viên. Được nghỉ xả hơi sau một năm học căng thẳng, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà nên các em dồn tất cả thời gian vào các trò chơi trực tuyến. Trung bình mỗi quán nét chỉ rộng từ 25-30m2 nhưng các chủ quán thường tận dụng tối đa diện tích để lắp đặt máy tính, chỉ để chừa lại lối đi nhỏ. Nhiều quán nét còn mở cả dịch vụ nước giải khát, mỳ tôm, nước tăng lực, lương khô… để phục vụ những game thủ chơi thâu đêm. Khách chơi game có đủ các lứa tuổi từ bậc tiểu học, THCS đến sinh viên. Do quá say game nên nhiều em bị bố mẹ tìm đến quán nét xách cổ mới chịu ra về.

T. đang học lớp 11 và là một game thủ tầm cỡ. Từ ngày nghiệm game, T. chểnh mảng việc học hành, tính tình thay đổi, dễ cáu gắt, ăn ngủ thất thường, tiêu tiền không có lý do chính đáng. Chính game đã biến T. từ một đứa con ngoan, học giỏi thành một người hoàn toàn khác. Không có tiền chơi game, T. sẵn sàng cắm xe đạp hoặc lấy trộm tiền của bố, mẹ… Cũng chính vì nghiện game mà cậu sinh viên V.M.T (ở huyện Thủy Nguyên), đang học năm thứ 2 Trường đại học Thương mại Hà Nội bị đuổi học. Thương con, bà H. quyết định cho T. đi nghĩa vụ quân sự sau đó động viên T. gắng ôn tập và thi đại học. Giờ đây, T. đang học Khoa tin học Trường đại học Hải Phòng. Vì lo lắng đứa con trai duy nhất lại lao vào game, bà H. đã quyết định xuống trường thuê nhà 2 mẹ con cùng ở để quản lý T. suốt 4 năm sinh viên.

Theo game thủ N.V.H., 18 tuổi, ở Kiến An, thì có nhiều loại game thủ nhưng chủ yếu là cày game. Tức là người chơi game quên ăn, quên ngủ, bỏ 100% thời gian vào các hoạt động cày game bao gồm cả tham gia các sự kiện do nhà phát hành game tổ chức định kỳ. Các hoạt động trong game đòi hỏi người chơi phải online liên tục nếu không sẽ chậm lên đẳng cấp hoặc thấp hơn cấp người khác. Những người mê game này thường sức khỏe cạn kiệt, ăn uống thất thường, ngủ ít thức nhiều. Cũng theo H., nhiều game thủ phải bỏ cả tiền triệu vào việc mua đồ hiệu cho nhân vật ảo trong game để đua nhau về đồ, về cấp với các game thủ khác. Hiện nay, do các nhà phát hành game luôn có chiến lược phát triển game lâu dài nên tăng khuyến mại, nâng cấp các phiên bản sang dạng khác nhằm kéo dài và thu hút người chơi. Hoạt động thu hút game thủ nhiều nhất hiện nay là các Item trong game.

Những hậu quả khôn lường

Thế giới ảo đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách sống và văn hóa của giới trẻ. Càng chơi càng ham nên trẻ sẵn sàng dành 5-6 tiếng mỗi ngày để chơi game, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập. Ngoài ra, game online trong thế giới ảo còn gây ra nhiều vụ án đau lòng. Những năm gần đây, các vụ án do game online gây ra tăng nhanh. Do thiếu tiền chơi hoặc mua đồ, các game thủ có thể gây án bằng nhiều cách như: trộm cắp, cướp tài sản, thậm chí có thể giết người, hành động như các nhân vật trong thế giới ảo.

Cách đây không lâu, báo chí rộ lên vụ Nguyễn Đình Cử, học sinh Trường THPT Thường Tín, Hà Nội vì mê game đã giết bạn, cướp tiền để mua “vũ khí” nhằm giết được nhiều đối thủ trong trò chơi. Chuyện xảy ra mới đây tại tỉnh Hải Dương cũng thật đau lòng. Không có tiền chơi game, bị bố mắng, cậu con trai học THPT đã đâm chết, sau đó chặt thi thể bố ném xuống sông để phi tang…

Theo số liệu thống kê của Sở Thông tin - Truyền thông TP Hải Phòng, đến tháng 7-2010, trên địa bàn TP có gần 1.000 điểm kinh doanh internet. Hàng năm, sở tổ chức các đợt thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các điểm kinh doanh dịch vụ internet. Tuy nhiên, nhiều điểm kinh doanh chưa chấp hành tốt các quy định về cung cấp, sử dụng dịch vụ internet cũng như chưa nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong kinh doanh dịch vụ.

Trước thực trạng nghiện game của giới trẻ và các điểm internet ngày càng gia tăng đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Để hướng giới trẻ đến các thông tin bổ ích, lành mạnh, tránh việc trẻ quá sa đà vào các trò chơi hành động bạo lực nguy hiểm, các cơ quản lý nhà nước cần xây dựng chế tài rõ ràng trong việc quản lý, sản xuất game online tại các cơ sở dịch vụ internet. Để hạn chế hệ lụy của game online đến giới trẻ, các gia đình cần nhìn nhận lại cách giáo dục và quản lý con cáing ảnh hưởng của trò chơi trực tuyến.


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang   Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết